Khối xương đỉnh là gì?

Trong quá trình phát triển của cơ thể ngay từ khi mang thai, chế độ dinh dưỡng của người mẹ có ảnh hưởng đến khối lượng xương của trẻ. Chế độ dinh dưỡng của trẻ từ khi sinh ra cho đến khi trưởng thành có ảnh hưởng rõ rệt đến khối xương đỉnh và tuổi đạt được khối lượng xương đỉnh ở khoảng 18-30 tuổi.


Khối lượng xương đỉnh là mật độ khoáng của xương đạt được ở thời điểm trưởng thành của cơ thể, và khung xương có cấu trúc hoàn thiện nhất. Khối xương xốp đạt đến mức độ đỉnh sớm hơn (độ tuổi 12-16 tuổi). Khối lượng xương đỉnh của xương đặc đạt ở lứa tuổi 20-24 tuổi.

Các yếu tố tham gia vào chu chuyển xương rất đa dạng trong đó yếu tố di truyền có vai trò quan trọng quyết định khối lượng xương đỉnh.Các yếu tố ảnh hưởng đến khối lượng xương đỉnh

Các hormone liên quan đến giới tính có vai trò rất quan trọng trong việc đạt được khối lượng xương đỉnh. Khối lượng xương và kích thước của xương ở nam và nữ giới khác nhau; ở nam giới khối lượng và kích thước xương thường lớn hơn so với nữ. Trước tuổi dậy thì khối lượng xương đã đạt được khoảng 50% tổng khối lượng xương ở người trưởng thành và điều này có tính quyết định khối lượng xương đỉnh và làm chậm quá trình mất xương sau này. gai cột sống lưng http://coxuongkhoppcc.com/gai-cot-song-lung.html

Trong giai đoạn dậy thì khối lượng xương tăng nhanh đạt đến khối xương đỉnh và khối lượng xương đỉnh tại giai đoạn này của cả 2 giới nam và nữ gần tương đương nhau. Khi khối lượng xương đỉnh càng cao thì tốc độ mất xương hàng năm càng chậm do đó giảm nguy cơ gãy loãng xương ở các năm sau. Thiếu hụt hoặc rối loạn yếu tố tăng trưởng hoặc chậm có kinh nguyệt ở phụ nữ cũng có thể dẫn đến giảm khối lượng xương đỉnh và mật độ xương ở tuổi trưởng thành.

Chế độ dinh dưỡng cũng đóng vai ưồ quan trọng trong việc tăng mật độ xương đỉnh. Thành phần thức ăn có nhiều canxi có lợi cho việc tăng mật độ xương nhất là khi cung cấp đủ các chất dinh dưồng dẫn đến tăng tổng hợp và tái tạo xương, tììúc đẩy chu chuyển xương. Ở nhóm được bổ sung đầy đủ canxi tốc độ đạt được khối lượng xương đỉnh sớm hơn so với nhóm không dùng canxi bổ sung.



Yếu tố hoạt động thể lực thường xuyên cũng làm tăng quá trình chuyển hóa tăng mật độ xương và sức mạnh của xương. Đã có nghiên cứu chứng minh ở nhóm thanh niên có rèn luyện thể lực đều đặn và nhóm ít hoạt động trong vòng 6 năm cho thấy nhóm có luyện tập thể lực đều có mật độ xương đỉnh đạt sớm hơn so với nhóm ít hoạt động thể lực. Tập luyện thể lực có thể làm tăng 1-2% khối lượng xương trong vòng 1 năm ở tuổi trưởng thành.

Mối tương tác giữa yếu tố môi trường và yếu tố gen cũng làm ảnh hưởng đến khối lượng xương đỉnh của từng cá thể.

Ở người trưởng thành khối xương ở bất kì thời điểm nào cũng là kết quả tổng hợp của 2 yếu tố quan trọng nhất đó là khối lượng xương đỉnh và tốc độ mất xương hàng năm.

Việc sử dụng một số thuốc cũng gây tăng tốc độ mất xương (Glucocorticoid, thuốc chống đông heparin, thuốc chống động kinh…) có ảnh hưởng đến mật độ chất khoáng của xương và tăng tỷ lệ loãng xương. Trong các thuốc có liên quan đến chu chuyển xương, loãng xương vì thuốc Glucocorticoid là nguyên nhân hay gặp nhất.

Ngoài ra, có một số yếu tố nguy cơ khác có liên quan đến loãng xương. Các yếu tố này cũng ảnh hưởng đến khối lượng xương đỉnh và tỉ lệ mất xương hàng năm, cuối cùng dẫn đến giảm mật độ xương. Việc đo mật độ khoáng của xương có thể giúp dự báo nguy cơ gãy xương tốt hơn so với việc tính toán các chỉ số nguy cơ gãy xương khác, hoặc dựa vào tiền sử có gãy xương trước đó.

Hy vọng những kiến thức được chia sẻ trong bài viết có thể giúp cho bạn đọc có cái nhìn tích cực hơn và có những phương pháp tốt nhất để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và gia đình. Chúc bạn đọc có thời gian thật ý nghĩa và vui vẻ.

Nhận xét